TCVN ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS)

2025-02-11 08:58:54 | Lượt xem: 18
TCVN ISO 22000, hay còn gọi là Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa theo ISO 22000. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi khi tiêu chuẩn ISO 22000 có phiên bản mới, Việt Nam sẽ xây dựng một tiêu chuẩn quốc gia tương ứng để áp dụng, đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với bối cảnh trong nước.

TCVN ISO 22000 là gì?

TCVN ISO 22000, hay còn gọi là Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa theo ISO 22000. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi khi tiêu chuẩn ISO 22000 có phiên bản mới, Việt Nam sẽ xây dựng một tiêu chuẩn quốc gia tương ứng để áp dụng, đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với bối cảnh trong nước.

Cụ thể, các phiên bản tiêu chuẩn được phát hành như sau: ISO 22000:2005, phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 22000, được ban hành vào năm 2005. Hai năm sau, Việt Nam công bố tiêu chuẩn tương đương với tên gọi TCVN ISO 22000:2007, đảm bảo tính phù hợp với điều kiện và yêu cầu trong nước.

Ngày 19/06/2018, phiên bản ISO 22000:2018 được ban hành để thay thế cho phiên bản cũ (ISO 22000:2005). Tiêu chuẩn này có tên chính thức là ISO 22000 Food Safety Management Systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm). Tương ứng, Việt Nam cũng đã ban hành tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018, phản ánh đầy đủ các yêu cầu và nội dung của phiên bản quốc tế.

Tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018 không chỉ có giá trị tương đương với tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mà còn được biên soạn cẩn thận để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Tiêu chuẩn này do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm chịu trách nhiệm biên soạn, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định và công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

TCVN ISO 22000:2018 cung cấp một bộ khung lý thuyết vững chắc và các nguyên tắc cốt lõi để nhận diện, đánh giá và kiểm soát các mối nguy tiềm tàng trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Ngoài ra, tiêu chuẩn còn thiết lập các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các quy trình quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế.

Được thiết kế dựa trên nguyên tắc HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), TCVN ISO 22000:2018 tích hợp phương pháp quản lý rủi ro và quy trình vận hành tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho thực phẩm từ sản xuất, chế biến, vận chuyển, đến tiêu dùng cuối cùng.

.
Loại hoạt động chuyên môn
Tin tức nổi bật
Tắt